D/O là gì? D/O hay còn được gọi Delivery Order là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực logistics và thương mại quốc tế. Đây là lệnh giao hàng do hãng tàu hoặc đại lý vận tải phát hành, cho phép người nhận hàng lấy hàng từ cảng hoặc kho bãi.
Tuy là một chứng từ quan trọng, nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy trình cũng như vai trò của D/O trong việc giao nhận hàng hóa. Cùng AMSS tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây!
D/O là gì?
Lệnh giao hàng D/O (Delivery Order) là lệnh hoặc chỉ thị được phát hành bởi hãng tàu hoặc đại lý sau khi hàng hóa đã đến điểm đích, xác nhận rằng người nhận hàng có quyền nhận hàng từ cảng hoặc kho bãi. Lệnh này thường được cấp khi người nhập khẩu hoặc người nhận hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán liên quan đến cước phí vận tải và các chi phí khác.
Những điều cần biết về D/O
1.Phân loại D/O
Có nhiều loại D/O khác nhau, mỗi loại phục vụ một mục đích cụ thể trong chuỗi cung ứng. Phân loại dựa theo chủ thể phát hành thì D/O được chia làm 2 loại chính:
D/O do forwarder phát hành:
Được phát hành bởi công ty giao nhận (forwarder), sau khi đơn vị forwarder nhận được lệnh giao hàng từ hãng tàu. Forwarder đóng vai trò trung gian, thay mặt người nhập khẩu làm thủ tục hải quan, vận chuyển nội địa và giao hàng.
Tuy nhiên, nếu D/O của forwarder nhưng FWD không phải là người phát hành Bill, khi đó, người nhận hàng không có quyền lấy hàng, mà bắt buộc phải có chứng từ kèm theo
D/O do hãng tàu phát hành:
Được phát hành bởi chính hãng tàu trực tiếp cho người nhận hàng sau khi hàng hóa đã đến cảng và các nghĩa vụ thanh toán đã hoàn thành. Thực tế, đây là loại D/O phổ biến nhất khi nhà nhập khẩu làm việc trực tiếp với hãng tàu mà không qua trung gian (forwarder).
Ngoài ra, còn có phân loại theo loại hàng hóa: D/O theo lô hàng nguyên (FCL – Full Container Load) và D/O theo lô hàng lẻ (LCL – Less than Container Load).
2. Các thông tin quan trọng về lệnh giao hàng D/O
Lệnh giao hàng (D/O – Delivery Order) là tài liệu quan trọng trong quy trình giao nhận hàng hóa, chứa đựng nhiều thông tin thiết yếu để các bên liên quan thực hiện giao nhận hàng hóa một cách hiệu quả.
Dưới đây là các thông tin chính thường có trong lệnh D/O:
- Tên tàu, số chuyến
- Tên nhà nhập khẩu
- Tên nhà xuất khẩu
- Cảng dỡ hàng (POD)
- Cảng xếp hàng (POL)
- Ngày tàu đến (ATA)
- Ngày tàu chạy (ATD)
- Hiệu lực D/O
- Hạn Dem/Det (Hàng FCL)
3. Quy trình lấy lệnh giao hàng D/O
Để nhận lệnh giao hàng (D/O) một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhận thông báo hàng đến (Arrival Notice)
Doanh nghiệp bắt đầu quy trình bằng cách nhận Arrival Notice từ hãng tàu hoặc forwarder trước khi tàu cập cảng khoảng từ 1 đến 2 ngày. Thông báo này cung cấp thông tin quan trọng về hàng hóa, thời gian cập cảng và các khoản phí liên quan.
Bước 2: Chuẩn bị bộ chứng từ hoàn chỉnh
- Giấy giới thiệu có dấu mộc của công ty đứng tên trên Arrival Notice
- Giấy thông báo hàng đến
- Vận đơn (B/L) bản gốc
- CCCD của người đi lấy lệnh giao hàng
Bước 3: Liên hệ xác định thời gian và địa điểm lấy D/O
Doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với hãng tàu hoặc forwarder để xác nhận thời gian và địa điểm nhận D/O. Thời gian lấy D/O có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hàng hóa ( FCL hoặc LCL), loại D/O và thời điểm tàu cập cảng.
Bước 4: Lấy D/O
Doanh nghiệp đem theo các tài liệu đã chuẩn bị đến văn phòng của hãng tàu hoặc forwarder để nhận lệnh giao hàng D/O. Đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin trên D/O nếu có sai sót, doanh nghiệp cần yêu cầu sửa đổi hoặc cấp lại D/O.
Bước 5: Hoàn tất thủ tục và nhận hàng
Cuối cùng, doanh nghiệp cần mang D/O ra cảng để thực hiện các thủ tục hải quan và nhận hàng hóa. Xuất trình D/O cho cơ quan giám sát hàng hóa nhằm chứng minh quyền sở hữu và yêu cầu giao hàng cho người nhận.
4. Một số lưu ý khi sử dụng D/O
Thời hạn của D/O: D/O có thời gian hiệu lực nhất định, do đó người nhận cần lưu ý nhận hàng đúng thời hạn để tránh phát sinh chi phí không mong muốn.
Phí D/O: Người nhận hàng cần thanh toán phí dịch vụ khi lấy D/O, phí này thường do hãng tàu hoặc đại lý thu.
Kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng: Khi nhận hàng từ cảng/kho, người nhận cần kiểm tra kỹ lưỡng để tránh các rủi ro như hàng hóa bị hư hỏng hoặc thiếu hụt.
Kết luận
D/O là một chứng từ không thể thiếu trong quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế. Việc hiểu rõ về D/O và quy trình liên quan sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý việc nhập khẩu hàng hóa dễ dàng hơn, từ đó tối ưu hóa chi phí và đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Qua những thông tin từ bài viết trên, hy vọng các bạn hiểu rõ thêm về D/O là gì? Những điều cần biết về D/O trong quá trình xuất – nhập khẩu.
Chúc các bạn thành công!