Các thuật ngữ xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay

Thuật ngữ xuất nhập khẩu là những từ ngữ chuyên ngành được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế, nhằm mô tả chi tiết về quá trình vận chuyển, thanh toán, và các điều khoản giao dịch giữa người mua và người bán.

Tuy nhiên, nắm vững những thuật ngữ này là điều quan trọng để giúp các doanh nghiệp giao dịch hiệu quả và tránh những sai lầm không đáng có. Hãy cùng AMSS tìm hiểu các thuật ngữ xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng hợp các thuật ngữ xuất nhập khẩu phổ biến

Các thuật ngữ xuất nhập khẩu phổ biến
Các thuật ngữ xuất nhập khẩu phổ biến
  1. Bill of Lading (B/L)

Vận đơn, là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa trong quá trình vận chuyển. B/L là cơ sở để nhận hàng và rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch.

  1. Letter of Credit (L/C)

Thư tín dụng, là cam kết từ ngân hàng người mua thanh toán cho người bán sau khi xuất trình các chứng từ hợp lệ. L/C giúp giảm thiểu rủi ro tài chính cho cả người bán và người mua.

  1. Certificate of Origin (C/O)

Giấy chứng nhận xuất xứ là tài liệu xác nhận nguồn gốc quốc gia của hàng hóa, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do.

  1. Commercial Invoice (CI)

Hóa đơn thương mại là tài liệu chính thức ghi nhận chi tiết giao dịch giữa người mua và người bán, bao gồm giá trị hàng hóa, số lượng, và điều kiện thanh toán. Đây là cơ sở để tính thuế và làm thủ tục hải quan.

  1. Packing List (PKL)

Bảng kê chi tiết hàng hóa đóng gói, cho biết chính xác số lượng, loại hàng hóa, trọng lượng, kích thước từng kiện hàng. PKL giúp kiểm soát quá trình bốc xếp và xử lý hàng hóa tại kho bãi và hải quan.

  1. Proforma Invoice (PI)

Hóa đơn chiếu lệ là tài liệu tạm thời, thường được sử dụng trước khi phát hành hóa đơn thương mại chính thức, nhằm cung cấp thông tin về hàng hóa và điều kiện giao dịch. PI thường được dùng để đàm phán giá hoặc làm thủ tục mở thư tín dụng (L/C).

  1. Customs Declaration (Tờ khai hải quan)

Đây là tài liệu mà người xuất khẩu hoặc nhập khẩu sử dụng để khai báo hàng hóa với cơ quan hải quan, bao gồm chi tiết về hàng hóa, nguồn gốc, giá trị và loại hình giao dịch.

  1. Clearance Declaration (Tờ khai thông quan)

Tài liệu này được hải quan phát hành để xác nhận rằng hàng hóa đã hoàn tất các thủ tục kiểm tra và thuế quan, và được phép lưu thông. Tờ khai thông quan đảm bảo rằng hàng hóa được phép đi qua biên giới mà không gặp trở ngại nào.

  1. Customs Broker (Đại lý hải quan)

Đại lý hải quan là tổ chức hoặc cá nhân chuyên nghiệp thay mặt cho doanh nghiệp xử lý các thủ tục hải quan. Họ có kiến thức chuyên môn sâu rộng về quy định và chính sách hải quan, giúp đảm bảo quá trình thông quan diễn ra suôn sẻ.

  1. Freight Forwarder (Người giao nhận vận tải)

Người giao nhận vận tải là trung gian tổ chức vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến nơi nhận. Họ không chỉ lên kế hoạch lộ trình vận chuyển mà còn xử lý các giấy tờ pháp lý liên quan, bao gồm giấy tờ hải quan, vận đơn và bảo hiểm hàng hóa.

  1. Debit note

Debit note là tài liệu do người bán phát hành để yêu cầu thanh toán thêm từ người mua, thường là khi có sự điều chỉnh về giá cả, phí vận chuyển hoặc phát sinh chi phí khác. Nó có vai trò ghi nhận khoản nợ phát sinh từ phía người mua đối với người bán.

  1. Credit note

Credit note là tài liệu mà người bán phát hành nhằm ghi nhận số tiền giảm nợ cho người mua. Điều này có thể do việc hàng hóa bị trả lại, giảm giá, hoặc lỗi trong giao dịch trước đó. Nó giúp điều chỉnh tài khoản tài chính giữa hai bên giao dịch.

  1. HS Code (Harmonized System Code)

Mỗi loại hàng hóa được gán một mã số HS cụ thể, giúp cơ quan hải quan xác định thuế suất và các quy định về xuất nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa đó.

  1. Booking Note

Đây là xác nhận từ hãng tàu hoặc công ty giao nhận về việc đặt chỗ trên tàu hoặc phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa. Nó chứa các thông tin chi tiết như lịch trình, loại hàng và giá cước, đảm bảo rằng lô hàng sẽ có chỗ trên phương tiện vận chuyển.

  1. Notify Party

Thông báo khi hàng hóa đến cảng đích. Đây thường là người nhận hàng hoặc đại lý hải quan của họ, người sẽ tiếp nhận hàng và hoàn thành các thủ tục nhập khẩu.

  1. Shipping Instruction (SI)

Hướng dẫn vận chuyển do chủ hàng cung cấp cho hãng tàu hoặc đơn vị giao nhận, chức các chi tiết về cách thức vận chuyển, địa điểm nhận hàng, cách sắp xếp container và những thông tin liên quan đến lô hàng.

  1. Shipping Order (SO)

Là lệnh từ hãng tàu cho phép người vận chuyển hoặc cảng bốc dỡ tiến hành xếp hàng hóa lên tàu.

  1. Notice of Readiness (NOR)

Thông báo từ thuyền trường hoặc hãng tàu rằng tàu đã sẵn sàng để bắt đầu quá trình bốc hoặc dỡ hàng. NOR thường được phát hành khi tàu đã đến cảng và đã sẵn sàng theo đúng lịch trình.

  1. Purchase Order (PO)

Đơn mua hàng do người mua phát hành để đặt hàng hóa từ người bán. PO là căn cứ để người bán chuẩn bị và giao hàng theo thỏa thuận.

  1. Telex Release

Đây là phương thức giải phóng hàng hóa từ hãng tàu mà không cần bản gốc của vận đơn. Thông qua telex release, chủ hàng có thể nhanh chóng nhận hàng tại cảng đến sau khi thanh toán đầy đủ mà không cần chờ bản vận đơn giấy.

  1. Cut off – Closing time (Thời gian cắt máng)

Là thời điểm cuối cùng để gửi các giấy tờ liên quan hoặc đưa container lên tàu. Nếu bỏ lỡ thời hạn này, lô hàng sẽ không được chấp nhận lên tàu theo kế hoạch.

  1. Port of Loading (POL)

Là cảng mà hàng hóa sẽ được xếp lên tàu. Đây là điểm khởi hành của lô hàng trên hành trình vận tải quốc tế.

  1. Port of Discharge (POD)

Là cảng mà hàng hóa sẽ được dỡ xuống. Đây là điểm đến cuối cùng trong quá trình vận chuyển, nơi hàng sẽ được giao cho người nhận hoặc đại lý của họ.

  1. LCL (Less than Container Load)

Là khi lượng hàng hóa của một chủ hàng không đủ để lấp đầy một container, và họ phải ghép chung với hàng của các chủ hàng khác. Việc ghép này giúp tiết kiệm chi phí nhưng có thể kéo dài thời gian vận chuyển.

  1. FCL (Full Container Load)

Là khi chủ hàng có đủ hàng để lấp đầy một container riêng. FCL giúp giảm thiểu rủi ro tổn thất và hư hỏng do không phải ghép hàng với chủ hàng khác, đồng thời tối ưu thời gian vận chuyển.

  1. Actual Time of Arrival (ATA)

Thời gian thực tế mà tàu hoặc máy bay đến nơi. Thông tin này quan trọng trong việc tính toán thời gian bốc dỡ hàng và các chi phí liên quan.

  1. Actual Time of Departime (ATD)

Thời gian thực tế mà tàu hoặc máy bay rời cảng. Thông tin này giúp các bên theo dõi chính xác lộ trình của lô hàng và điều chỉnh các kế hoạch hậu cần liên quan.

  1. Automated Manifest System (AMS)

Hệ thống khai báo tự động bắt buộc đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

  1. Estimated Time of Arrival (ETA)

Thời gian dự kiến tàu hoặc máy bay sẽ đến nơi.

  1. Estimated Time of Departure (ETD)

Thời gian dự kiến tàu hoặc máy bay sẽ khởi hành.

  1. Estimated Time of Completion (ETC)

Thời gian dự kiến hoàn thành việc xếp dỡ hoặc xử lý hàng hóa.

  1. Import License

Giấy phép nhập khẩu, yêu cầu để nhập khẩu một số loại hàng hóa nhất định vào một quốc gia.

  1. Export License

Giấy phép xuất khẩu, yêu cầu để xuất khẩu một số loại hàng hóa nhất định ra khỏi quốc gia.

Ngoài ra còn một số thuật ngữ khác

Surcharge: Phụ phí

Transit: Chuyển tải

Warehouse: Kho

Container Yard (CY): Bãi Container

Container Cleaning Fee (CCL): Phí vệ sinh container

TEU: Đơn vị tương đương 20 feet

Seal: Dấu niêm phong

Door – to – Door: Từ cửa đến cửa

Bonded Warehouse: Kho lưu giữ hải quan

Insurance: Bảo hiểm

Import Quota: Hạn ngạch nhập khẩu

Gross Weight: Trọng lượng tổng cộng

Shipping Agent: Đại lý tàu biển

Shipping Line: Hãng tàu biển

Shipment: Lô hàng

Shipping Mark: Ký hiệu hàng hóa

Sự cần thiết của việc am hiểu các thuật ngữ xuất nhập khẩu

Việc am hiểu sâu về các thuật ngữ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt quy trình một cách hiệu quả mà còn tối ưu hóa chi phí và giảm thiểu rủi ro trong giao dịch quốc tế. Dưới đây là một số lý do giải thích tại sao việc hiểu rõ các thuật ngữ này lại quan trọng:

  • Tăng hiệu quả trong giao dịch: Sử dụng đúng thuật ngữ giúp doanh nghiệp trao đổi chính xác với đối tác nước ngoài, giảm thiểu hiểu lầm và tăng cường hiệu suất công việc, từ đó rút ngắn thời gian xử lý giao dịch.
  • Giảm thiểu sai lầm và rủi ro: Hiểu sai hoặc thiếu kiến thức về các thuật ngữ có thể dẫn đến mâu thuẫn, thiệt hại tài chính hoặc gây chậm trễ trong vận chuyển hàng hóa
  • Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật: Các tài liệu như Vận đơn (B/L), Tờ khai hải quan và Giấy chứng nhận xuất xứ là bắt buộc trong giao dịch quốc tế. Hiểu và chuẩn bị chính xác các chứng từ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tránh việc bị giữ hàng hoặc phạt tiền.
  • Cạnh tranh hơn trên thị trường: Doanh nghiệp có khả năng giao dịch linh hoạt và chuyên nghiệp hơn, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh.

Kết luận

Tóm lại, việc thành thạo các thuật ngữ xuất nhập khẩu đóng vai trò quyết định giúp doanh nghiệp không chỉ tuân thủ quy định pháp lý mà còn tối ưu hóa quy trình kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường thương mại quốc tế.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn sâu sắc hơn về các thuật ngữ xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay.

Chúc các bạn thành công trong hành trình xuất nhập khẩu của mình!

Leave a Reply